Gửi yêu cầu tư vấn

    Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

    Hỏi đáp tư vấn về mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ...

    Bác Sĩ Mất Ngủ
    • Trang Chủ
    • Bệnh mất ngủ
    • Cách trị mất ngủMỚI
    • Thuốc mất ngủ
    • Góc chuyên gia
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    • Trang Chủ
    • Bệnh mất ngủ
    • Cách trị mất ngủMỚI
    • Thuốc mất ngủ
    • Góc chuyên gia
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    Bác Sĩ Mất Ngủ
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    Trang chủ Bệnh mất ngủ

    Vì sao người trung niên lại có khả năng mất ngủ kinh niên cao?

    Admin Tác giả: Admin
    12/02/2020
    trong Bệnh mất ngủ
    0
    Vì sao người trung niên lại có khả năng mất ngủ kinh niên cao?
    1.1k
    LƯỢT XEM
    Share on FacebookShare on Twitter

    Bài viếtliên quan

    Rối loạn giấc ngủ và cách điều trị đúng bạn nên biết

    Bác sĩ Chuyên khoa II chia sẻ về Bệnh Mất Ngủ

    Hiểu về rối loạn giấc ngủ không thực tổn

    Mất ngủ kinh niên (mất ngủ mãn tính) là một trong những bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Và thông thường người trung niên từ độ tuổi 40 trở lên có tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất.

    1. Mất ngủ kinh niên là bệnh gì?

    Mất ngủ kinh niên là tình trạng khó đi vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ vào ban đêm hoặc thức giấc giữa đêm và thậm chí thức nguyên đêm.

    Mất ngủ ít hơn 1 tháng gọi là mất ngủ cấp (ngắn hạn), còn mất ngủ trong thời gian dài, nhiều hơn 1 tháng là mất ngủ mãn tính. Và có thể gây ra các bệnh lý như lo âu, trầm cảm, tim mạch, cao huyết áp và có nguy cơ dẫn tới đột quỵ.

    2. Đối tượng bị mất ngủ kinh niên

    Trên thực tế, ở độ tuổi từ 18 trở lên đều có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ kinh niên, tuy nhiên tỉ lệ chiếm nhiều nhất là ở độ tuổi trung niên. Theo nguyên cứu khoa học những người dễ mắc bệnh này thường thuộc nhóm đối tượng: 

    • Người bị trầm cảm
    • Phụ nữ tiền mãn kinh
    • Những người làm công việc áp lực, căng thẳng, lo âu
    • Người mắc một số bệnh lý như xương khớp, tim mạch,…
    • Đối tượng thường xuyên sử dụng rượu, bia, cà phê,…
    • Nguyên nhân mất ngủ kinh niên

    3. Nguyên nhân mất ngủ

    Mất ngủ do bệnh tật

    • Các bệnh về xương khớp: Đau nhức xương khớp, thoái hoá đốt sống, thoái hóa khớp, loãng xương, gây đau nhức về đêm, cản trở giấc ngủ.
    • Các bệnh về tim mạch: Cao huyết áp, thiếu máu cơ tim (thiểu năng mạch vành), suy tim. Những bệnh này gây đau tức ở ngực, khó thở, lâu ngày dẫn đến bị mất ngủ mãn tính.
    • Các bệnh về hô hấp: Giãn phế quản, hen phế quản, gây ho nhiều, khó thở vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
    • Các bệnh về tiêu hoá: Đau dạ dày, viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hoá, gây ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu, trào ngược dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ.
    • Các bệnh về tiết niệu: Sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi bàng quang..), u xơ tuyến tiền liệt, đái tháo đường, gây đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, cản trở giấc ngủ.
    • Các bệnh tâm thần: Người mắc bệnh liên quan đến tâm thần thường bị mất ngủ mãn tính nhiều hơn và cũng khó ngủ lại hơn.

    Thay đổi hormon

    Đây là một nguyên nhân rất khó tránh khỏi, tuổi tác càng cao thì mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm.  Trong đó chức năng của hệ thần kinh trung ương là rất nhạy cảm.

    Sự tăng, giảm các hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh – mãn kinh cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ mãn tính.

    Môi trường xung quanh

    Không gian ngủ chật hẹp, đông đúc, nhiều tiếng ồn, không sạch sẽ, thông thoáng.

    Chế độ ăn uống

    Ăn quá no, uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, hoặc uống rượu, bia, sử dụng các chất gây kích thích như cà phê, trà, thuốc lá … cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ.

    4. Triệu chứng của mất ngủ kinh niên

    • Thường khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc, ngủ chập chờn khoảng 30 phút lại tỉnh giấc và rất khó ngủ ngủ lại sau đó.
    • Thường xuyên thức dậy rất sớm do không ngủ được
    • Đau nhức cơ thể, tinh thần uể oải, mệt mỏi
    • Mắc phải một số trạng thái tiêu cực như dễ cáu gắt, rối loạn hành vi, trầm cảm,…
    • Xuất hiện các cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể và thần kinh
    • Khó có quyết định sáng suốt, dễ mắc phải sai lầm
    • Nếu là phụ nữ tiền mãn kinh sẽ có một số dấu hiệu như khó thở, nằm không yên, khó chịu khi ngủ

    5. Hệ lụy của mất ngủ kinh niên

    Mất ngủ kinh niên là một căn bệnh tiềm ẩn nhiều mối đe dọa đối với sức khỏe. Người thường xuyên ngủ không đủ giấc kéo dài từ hàng tháng đến hàng năm không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có nguy cơ mắc một số bệnh, thậm chí tử vong. Cụ thể như:

    Tăng khả năng gây ung thư

    Tình trạng ngủ ít, giấc ngủ bị gián đoạn thường xuyên xảy ra là một trong những nguyên nhân tăng nguy cơ bị ung thư. Đặc biệt là ung thư vú và ung thư đại tràng.

    Nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch

    Giấc ngủ có liên quan mật thiết với các vấn đề về tim mạch. Nguyên nhân là do khi ngủ ít sẽ khiến cho nhịp tim, huyết áp cùng nồng độ protein phản ứng C có chỉ số cao hơn mức bình thường. 

    Dễ mắc phải đái tháo đường tuýp 2

    Ngủ không đủ giấc khiến cho cơ thể bị rối loạn cơ chế thức – ngủ, về lâu dài sẽ dẫn đến kháng chất insulin và bệnh đái tháo đường tuýp 2.

    Nguy cơ tử vong

    Những đối tượng ngủ ít hơn 5 giờ/đêm sẽ làm tăng nguy cơ mất mạng lên đến 15%, cao gấp đôi so với người khác bởi mất ngủ làm cơ thể giảm sức đề kháng, dễ mắc một số bệnh tim mạch nguy hiểm.

    Gây tổn thương não

    Nếu bị rối loạn giấc ngủ mãn tính mà không có biện pháp điều trị sớm sẽ khiến tổn thương tế bào thần kinh, thoái hóa não, giảm đến 20% khối lượng não bộ. Đây là nguyên nhân gây đãng trí, rối loạn vận động hoặc rối loạn ngôn ngữ,…

    Béo phì

    Người mất ngủ dễ bị béo phì vì khi thức giấc sẽ khiến cơ thể thèm ăn, mất cân bằng hormone, ngoài ra họ khó kiểm soát hành vi và có thể tự làm hại sức khỏe.

    Thị lực giảm

    Thiếu ngủ kéo dài sẽ khiến người bệnh mắc hội chứng tầm nhìn hạn chế, song thị, mờ mắt, lâu dài sẽ mắc tật khúc xạ và ảo  giác xuất hiện.

    6. Các biện pháp điều trị bệnh mất ngủ kinh niên

    Liệu pháp tâm lý:  Phương pháp này có vai trò rất quan trọng trong chữa trị mất ngủ mãn tính.

    Thư giãn đơn giản như: Ngồi thiền, luyện khí công, yoga, tập dưỡng sinh, …đều hiệu quả để chữa trị chứng mất ngủ.

    Thay đổi thói quen: Thực hiện nếp sống và chế độ ăn uống điều độ, tinh thần lạc quan, thường tham gia các hoạt động cộng đồng, sinh hoạt câu lạc bộ, theo đuổi một hay vài thú tiêu khiển lành mạnh cũng là những yếu tố giúp loại bỏ chứng mất ngủ.

    Ăn một số loại thức ăn bổ dưỡng điều trị mất ngủ như Trà hoa cúc, bột yến mạch hoặc thịt gà vào bữa tối, một cốc mật ong ấm trước khi ngủ….giúp khắc phục bệnh mất ngủ mãn tính.

    Ngoài ra có thể điều trị mất ngủ bằng thuốc:

    Tây y: Sử dụng các thuốc an thần hỗ trợ điều trị bệnh này, tuy nhiên về lâu dài, tác dụng phụ là điều khó tránh và có nguy cơ lệ thuộc/nghiện thuốc cao

    Đông y: thường dùng các thảo dược hoạt huyết, thông mạch, dưỡng não, bổ huyết giúp người bệnh dần dần khắc phục những triệu chứng của mất ngủ. Hoặc các bài thuốc dân gian chiết xuất từ lạc tiên, khổ qua, bình vôi, trà hoa cúc…

    Nếu bạn phát hiện những triệu chứng và tìm ra nguyên nhân mất ngủ kinh niên bạn nên điều trị càng sớm càng tốt, chữa càng sớm hiệu quả càng cao, không nên để bệnh kéo dài vừa gây khó khăn cho quá trình điều trị cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe ngày một nặng nề.

    Thẻ: cách trị mất ngủnguyên nhân mất ngủtriệu chứng khó ngủ
    Bài viết trước

    Mất ngủ kéo dài có phải là một "căn bệnh" không?

    Bài viết tiếp theo

    Mất ngủ ở giới trẻ - Căn bệnh tàn phá tuổi thanh xuân nhanh nhất

    Admin

    Admin

      Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

      Bạn có thể để lại câu hỏi tư vấn cho đội ngũ bác sĩ, dược sĩ liên hệ trả lời. Xin cảm ơn và xin chào.

      Bài viết tiếp theo
      Mất ngủ ở giới trẻ – Căn bệnh tàn phá tuổi thanh xuân nhanh nhất

      Mất ngủ ở giới trẻ - Căn bệnh tàn phá tuổi thanh xuân nhanh nhất

      Thảo luận về bài viết này post

        Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

        Hỏi đáp tư vấn về mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ...

        Bài Viết Xem Nhiều

        • Bs. Phạm Tiến Phương chia sẻ cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

          Bs. Phạm Tiến Phương chia sẻ cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

          659 chia sẻ
          Chia sẻ 264 Tweet 165
        • Bác sĩ Chuyên khoa II chia sẻ về Bệnh Mất Ngủ

          594 chia sẻ
          Chia sẻ 379 Tweet 90
        • Top 7 thuốc trị mất ngủ tốt nhất và an toàn 2020

          236 chia sẻ
          Chia sẻ 94 Tweet 59
        • 6 bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

          230 chia sẻ
          Chia sẻ 92 Tweet 58
        • 6 loại trà an thần dễ ngủ trong Y Học Cổ Truyền

          230 chia sẻ
          Chia sẻ 93 Tweet 57
        Viên uống Tâm An Khang với công thức Đông YViên uống Tâm An Khang với công thức Đông YViên uống Tâm An Khang với công thức Đông Y
        Bác Sĩ Mất Ngủ

        Trang tin tức tổng hợp các kiến thức liên quan tới mất ngủ. Xin lưu ý, các bài viết không thay thế lời khuyên, chẩn đoán hoặc phương pháp điều trị.

        DMCA.com Protection Status

        Bạn Đã Xem Chưa

        Tập yoga mỗi ngày giúp ngủ ngon

        6 bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

        06/03/2020
        6 loại trà an thần dễ ngủ

        6 loại trà an thần dễ ngủ trong Y Học Cổ Truyền

        02/03/2020

        Bạn có thể để lại câu hỏi tư vấn cho đội ngũ bác sĩ, dược sĩ liên hệ trả lời. Xin cảm ơn và xin chào.

        Đặt câu hỏi tư vấn Vui lòng Đóng biểu mẫu sau khi gửi. Cảm ơn!
        • Bảo mật
        • Giới thiệu
        • Liên hệ

        © 2020 Bản quyền các bài viết thuộc về trang Bacsimatngu.vn

        Không có kết quả phù hợp
        Xem tất cả
        • Trang Chủ
        • Bệnh mất ngủ
        • Cách trị mất ngủ
        • Thuốc mất ngủ
        • Góc chuyên gia

        © 2020 Bản quyền các bài viết thuộc về trang Bacsimatngu.vn