Gửi yêu cầu tư vấn

    Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

    Hỏi đáp tư vấn về mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ...

    Bác Sĩ Mất Ngủ
    • Trang Chủ
    • Bệnh mất ngủ
    • Cách trị mất ngủMỚI
    • Thuốc mất ngủ
    • Góc chuyên gia
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    • Trang Chủ
    • Bệnh mất ngủ
    • Cách trị mất ngủMỚI
    • Thuốc mất ngủ
    • Góc chuyên gia
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    Bác Sĩ Mất Ngủ
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    Trang chủ Cách trị mất ngủ

    Top 6 loại thuốc ngủ thảo dược phổ biến trong Y học cổ truyền

    Dược sĩ Đoàn Đặng Bích Ngân Tác giả: Dược sĩ Đoàn Đặng Bích Ngân
    04/02/2020
    trong Cách trị mất ngủ
    0
    Top 6 loại thuốc ngủ thảo dược phổ biến trong Y học cổ truyền
    1.1k
    LƯỢT XEM
    Share on FacebookShare on Twitter

    Bài viếtliên quan

    6 bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

    6 loại trà an thần dễ ngủ trong Y Học Cổ Truyền

    Bs. Phạm Tiến Phương chia sẻ cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

    Trong Y học cổ truyền, những loại thuốc ngủ thảo dược được sử dụng phổ biến trong việc điều trị bệnh mất ngủ. Với tác dụng an toàn, không gây nghiện, lệ thuộc thuốc và mang lại hiệu quả cao.

    1. Lạc tiên

    Lạc tiên hay còn gọi là chùm bao, nhãn lồng là một loại thuốc ngủ thảo dược thiên nhiên thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, thanh nhiệt cơ thể.

    Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, cây lạc tiên cũng có một số tác dụng dược lý rất có lợi cho sức khỏe.

    Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra thành phần Alkaloid có nhân harman trong chiết xuất của lạc tiên có tác dụng an thần, kéo dài giấc ngủ nhờ ngăn cản được hoạt động của cafein trên cơ thể thỏ.

    Ngoài ra, cây lạc tiên khô còn chứa lượng lớn Flavonoid, có tác dụng khắc phục chứng tim đập nhanh tại một số thí nghiệm trên cơ thể chuột.

    Trong đông dược, lạc tiên được chế biến thành một số sản phẩm dạng nước, viên và trà để làm thuốc an thần chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh.

    2. Bình vôi

    Tương tự như lạc tiên thì cây bình vôi cũng được liệt vào danh sách dược liệu thiên nhiên có công dụng cải thiện chứng mất ngủ. Thành phần hoá học chính trong củ bình vôi có tác dụng an thần, gây ngủ đó là Rotundin.

    Y học cổ truyền cho rằng, cây bình vôi có tác dụng an thần, trấn kinh, khắc phục triệu chứng suy nhược, nóng sốt, nhức đầu, rối loạn chức năng tiêu hóa,… Các nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện và ứng dụng điều chế cây bình vôi thành các bài thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể.

    Củ bình vôi được bộ đội ta sử dụng rộng rãi trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ làm thuốc chống co giật, gây ngủ và an thần rất hiệu quả.

    3. Táo nhân

    Táo nhân là phần nhân trong vỏ hạch của táo ta. Táo nhân có hình tròn, dẹt hoặc hình bầu dục dẹt, có màu nâu tía hoặc đỏ tía, láng bóng, có nhiều chất dầu, mùi thơm, vị ngọt.

    Theo y học cổ truyền táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ âm, liễm hãn. Táo nhân được dùng làm thuốc ngủ, an thần trong trường hợp mất ngủ, lo âu, hay quên, mồ hôi trộm.

    Táo nhân cần giã dập trước khi sử dụng. Có thể dùng sao nóng, sắc thuốc, xào rán, có thể dùng dùng một mình hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.

    4. Vông nem

    Cây vông nem được tìm thấy nhiều ở các nước như Lào, Ấn Độ, Campuchia, Myanma, Indonesia, Xrilanca. Bên cạnh đó, cây cũng được trồng nhiều ở đất nước ta.

    Chúng có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ.

    Lá và vỏ thân cây vông nem đều chứa Alkaloid. Cụ thể, hàm lượng alkaloid trong lá chiếm 0,1 – 0,16%, còn trong vỏ thân là 0,06 – 0,09% và hạt là 2%. 

    Lá và vỏ thân cây vông nem thường được sử dụng để giúp kéo dài giấc ngủ và làm thuốc an thần chữa chứng mất ngủ hoặc ngủ ít.

    Lá và vỏ thân cây vông nem có chứa alkaloid với độc tính nhẹ. Vì vậy, nếu lạm dụng, nấu nước canh hoặc sắc thuốc quá đặc có thể dẫn đến tình trạng sụp mi. Đây là hiện tượng mi trên sụp xuống như buồn ngủ nhưng trên thực tế bệnh nhân không ngủ được. Ngoài tác dụng phụ này ra, người bệnh còn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, cơ khớp rã rời.

    5. Đông trùng hạ thảo

    Đông trùng hạ thảo được biết giúp ăn ngon, ngủ tốt hiệu quả nhưng chưa phải ai cũng hiểu cơ chế tác dụng của nó. Trong loại thảo dược quý hiếm này chứa nhiều chất bồi bổ cho cơ thể và hỗ trợ đem lại giấc ngủ sinh lý an toàn, hiệu quả.

    Adenosin có trong Đông trùng hạ thảo cùng với Melatonin là hai chất điều hoà nhịp thức – ngủ trong cơ thể. Vì thế loại thảo dược này sẽ đem lại giấc ngủ sinh lý, giúp bạn không còn đau đầu, khó chịu khi thức dậy.

    Bên cạnh đó trong Đông trùng hạ thảo còn có Cordycepin giúp tối ưu hoá chu kỳ giấc ngủ, tăng cường độ sóng Theta trong não để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn.

    6. Cây sen

    Sen được sử dụng nhiều trong những bài thuốc dân gian, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu những tác dụng của cây sen để sử dụng trong điều trị bệnh.

    Từ lâu, các bộ phận của cây sen đã được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa nhiều bệnh hoặc được chế biến làm thức ăn tốt cho sức khỏe và có giá trị dinh dưỡng cao.

    Lá, hoa, tâm sen đều có tác dụng giúp an thần, trị mất ngủ. Đông y ghi nhận, tâm sen có công dụng thanh nhiệt tạng tâm (thanh tâm), an thần, trấn kinh, làm cho tinh thần luôn được thư thái giúp dễ ngủ, ngủ ngon nhất. Và là một trong những thuốc ngủ thảo dược được sử dụng phổ biến nhất.

    Tâm sen thích hợp cho người bị mất ngủ có cơ địa thực nhiệt. Nhóm đối tượng này có biểu hiện mới mất ngủ, trong người bốc hỏa, chất lưỡi đỏ, táo bón, khô miệng

    Chất alkaloid trong tâm sen mặc dù có tác dụng an thần, chữa mất ngủ nhưng lại có tính độc. Vì vậy, sử dụng dược liệu này không đúng cách có thể bị ngộ độc và nhiều tác hại khác cho sức khỏe.

    Hiện này trên thị trường có rất nhiều thảo dược giúp ngủ ngon, hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ. Và những loại thảo dược phía trên được đánh giá có thành phần lanh tính, dễ sử dụng và mang lại hiệu quả nhanh.

    Thẻ: bài thuốc trị mất ngủcách trị mất ngủthảo dược trị mất ngủ
    Bài viết trước

    Vì sao Rotundin lại được sử dụng nhiều trong thuốc trị mất ngủ?

    Bài viết tiếp theo

    Top 7 thuốc trị mất ngủ tốt nhất và an toàn 2020

    Dược sĩ Đoàn Đặng Bích Ngân

    Dược sĩ Đoàn Đặng Bích Ngân

    Với những kinh nghiệm tư vấn và điều trị rối loạn giấc ngủ, Ngân hy vọng có thể chia sẻ đến quý bạn đọc những kiến thức tổng hợp hữu ích nhất!

      Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

      Bạn có thể để lại câu hỏi tư vấn cho đội ngũ bác sĩ, dược sĩ liên hệ trả lời. Xin cảm ơn và xin chào.

      Bài viết tiếp theo
      Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc trị mất ngủ

      Top 7 thuốc trị mất ngủ tốt nhất và an toàn 2020

      Thảo luận về bài viết này post

        Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

        Hỏi đáp tư vấn về mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ...

        Bài Viết Xem Nhiều

        • Bs. Phạm Tiến Phương chia sẻ cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

          Bs. Phạm Tiến Phương chia sẻ cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

          661 chia sẻ
          Chia sẻ 264 Tweet 165
        • Bác sĩ Chuyên khoa II chia sẻ về Bệnh Mất Ngủ

          596 chia sẻ
          Chia sẻ 379 Tweet 90
        • Top 7 thuốc trị mất ngủ tốt nhất và an toàn 2020

          236 chia sẻ
          Chia sẻ 94 Tweet 59
        • 6 loại trà an thần dễ ngủ trong Y Học Cổ Truyền

          232 chia sẻ
          Chia sẻ 93 Tweet 58
        • 6 bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

          230 chia sẻ
          Chia sẻ 92 Tweet 58
        Viên uống Tâm An Khang với công thức Đông YViên uống Tâm An Khang với công thức Đông YViên uống Tâm An Khang với công thức Đông Y
        Bác Sĩ Mất Ngủ

        Trang tin tức tổng hợp các kiến thức liên quan tới mất ngủ. Xin lưu ý, các bài viết không thay thế lời khuyên, chẩn đoán hoặc phương pháp điều trị.

        DMCA.com Protection Status

        Bạn Đã Xem Chưa

        Tập yoga mỗi ngày giúp ngủ ngon

        6 bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

        06/03/2020
        6 loại trà an thần dễ ngủ

        6 loại trà an thần dễ ngủ trong Y Học Cổ Truyền

        02/03/2020

        Bạn có thể để lại câu hỏi tư vấn cho đội ngũ bác sĩ, dược sĩ liên hệ trả lời. Xin cảm ơn và xin chào.

        Đặt câu hỏi tư vấn Vui lòng Đóng biểu mẫu sau khi gửi. Cảm ơn!
        • Bảo mật
        • Giới thiệu
        • Liên hệ

        © 2020 Bản quyền các bài viết thuộc về trang Bacsimatngu.vn

        Không có kết quả phù hợp
        Xem tất cả
        • Trang Chủ
        • Bệnh mất ngủ
        • Cách trị mất ngủ
        • Thuốc mất ngủ
        • Góc chuyên gia

        © 2020 Bản quyền các bài viết thuộc về trang Bacsimatngu.vn