Gửi yêu cầu tư vấn

    Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

    Hỏi đáp tư vấn về mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ...

    Bác Sĩ Mất Ngủ
    • Trang Chủ
    • Bệnh mất ngủ
    • Cách trị mất ngủMỚI
    • Thuốc mất ngủ
    • Góc chuyên gia
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    • Trang Chủ
    • Bệnh mất ngủ
    • Cách trị mất ngủMỚI
    • Thuốc mất ngủ
    • Góc chuyên gia
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    Bác Sĩ Mất Ngủ
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    Trang chủ Cách trị mất ngủ

    Thuốc ngủ Lexomil – Nên thận trọng khi sử dụng!

    Dược sĩ Đoàn Đặng Bích Ngân Tác giả: Dược sĩ Đoàn Đặng Bích Ngân
    04/02/2020
    trong Cách trị mất ngủ, Thuốc mất ngủ
    0
    Thuốc ngủ Lexomil – Nên thận trọng khi sử dụng!
    1.1k
    LƯỢT XEM
    Share on FacebookShare on Twitter

    Bài viếtliên quan

    6 bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

    6 loại trà an thần dễ ngủ trong Y Học Cổ Truyền

    Bs. Phạm Tiến Phương chia sẻ cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

    Lexomil thường được gọi là thuốc ngủ 3 khía là một loại thuốc ngủ loại mạnh chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ vì có khả năng gây nghiện cao.

    Tên biệt dược: Lexomil

    Tên hoạt chất: Bromazepam

    Nhóm thuốc: Thuốc hướng tâm thần

    Một số thông tin về thuốc ngủ Lexomil

    1. Thành phần

    Bromazepam là thành phần chính có trong Lexomil có tác dụng giảm tình trạng căng thẳng, lo âu, loạn tính khí kèm lo âu trong chứng trầm cảm. Sau này người ta phát hiện ra công dụng gây buồn ngủ của nó nên được dùng cho bệnh nhân bị mất ngủ nặng.

    2. Cơ chế hoạt động

    Bromazepam liên kết với thụ thể GABA, gây ra sự thay đổi về hình dạng và tăng tác dụng ức chế của GABA. Các chất dẫn truyền thần kinh khác không bị ảnh hưởng.

    3. Dược lực học

    Bromazepam là một loại thuốc Benzodiazepine có tác dụng lâu dài. Có tác dụng an thần, thôi miên, giải lo âu và giải phóng cơ xương. Nó không có bất kỳ phẩm chất chống trầm cảm. 

    Theo nhiều chuyên gia tâm thần, Bromazepam có khả năng lạm dụng lớn hơn các loại thuốc benzodiazepin khác vì khả năng tái hấp thu nhanh và khởi phát tác dụng nhanh.

    4. Công dụng của Lexomil

    Thuốc ngủ mạnh Lexomil là dòng thuốc có nhiều công dụng khác nhau. Tuy rằng Lexomil tập trung vào khả năng hướng thần giúp nhanh đi vào giấc ngủ nhưng chúng cũng có những lợi ích khác cho cơ thể như:

    • Điều trị các rối loạn về cảm xúc: Tình trạng lo âu, căng thẳng, loạn tính khí kèm lo âu trong chứng trầm cảm, dễ bị kích động, mất ngủ.
    • Rối loạn chức năng của hệ tim mạch và hô hấp (rối loạn giả đau thắt ngực, hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, khó thở, thở gấp,… Do nguyên nhân tâm thần)
    • Rối loạn chức năng của hệ tiêu hoá (hội chứng kết tràng dễ bị kích thích, viêm loét kết tràng, đau thượng vị, co thắt, chướng bụng, tiêu chảy,…)
    • Rối loạn chức năng của hệ tiết niệu (bàng quang dễ bị kích thích, đái dắt, đau bụng kinh,…)
    • Các rối loạn tâm thần thể lực khác (nhức đầu do nguyên nhân tâm thần, bệnh ngoài da do nguyên nhân tâm thần,…)

    Hoạt chất Bromazepam trong Lexomil cũng được chỉ định để điều trị tình trạng lo âu và căng thẳng liên quan đến một bệnh lý mãn tính. Và cũng được sử dụng như một liệu pháp tâm lý hỗ trợ trong bệnh thần kinh tâm lý.

    5. Chống chỉ định

    Lexomil không phù hợp cho trẻ dưới 10 tuổi và đặc biệt nghiêm cấm sử dụng ở trẻ em dưới 6 tuổi.

    Không dùng Lexomil cho những người bị dị ứng với Benzodiazepine, mẫn cảm với thuốc hướng thần hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc

    Không dùng thuốc cùng với rượu vì các thành phần trong rượu bia có thể gây ra tương tác với thuốc, tuy nhiên người đang trong quá trình cai rượu có thể sử dụng.

    Phụ nữ có thai và cho con bú, phụ nữ đang trong thời kỳ chuẩn bị mang thai cũng không nên sử dụng.

    Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc tác động thần kinh khác thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các tương tác thuốc không đáng có gây ảnh hưởng đến cơ thể.

    6. Tác dụng phụ của thuốc ngủ Lexomil

    Vì Lexomil là thuốc ngủ hướng thần mạnh nên rất dễ đi kèm những tác dụng phụ không mong muốn.

    Các tác dụng phụ được ghi nhận theo từng thể trạng cũng như cơ địa mỗi người và quan trọng hơn là tuỳ vào liều dùng thuốc.

    Mặc dù nhà sản xuất cũng như các nghiên cứu thực nghiệm không ghi nhận Lexomil gây hại cho hệ tuần hoàn và gan, thận. Nhưng bạn vẫn cần phải cân trọng nếu dùng thuốc trong thời gian quá dài.

    Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc ngủ Lexomil là:

    • Hay quên, có các vấn đề về trí nhớ ngắn hạn, thiếu tỉnh táo
    • Mất cảm xúc và lười phản ứng với mọi thứ xung quanh
    • Rối loạn và mất kiểm soát hành vi, tình tính thay đổi, dễ bị kích động
    • Buồn phiền, mất niềm vui trong cuộc sống
    • Nghiện thuốc, lệ thuộc thuốc
    • Làm việc thiếu năng suất
    • Ngủ li bì, luôn trong trạng thái buồn ngủ thiếu tập trung
    • Thay đổi cảm xúc và hứng thú với bạn tình
    • Dị ứng da, hô hấp, khó thở, mẩn ngứa, mề đay,…

    Nhìn chung, các tác dụng phụ của Lexomil có liên quan trụng tiếp tới hệ thần kinh, hầu hết là các tác động nhẹ và không gây quá nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.

    Nếu bạn gặp phải những tác dụng phụ trên hãy ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách giải quyết kịp thời.

    7. Liều dùng Lexomil

    Tuỳ từng trường hợp và triệu chứng bệnh thì bác sĩ sẽ kê cho bạn liều dùng Lexomil khác nhau

    Đặc biệt là có sự phân định và điều chỉnh lớn giữa người lớn, trẻ em và người già

    Liều dùng ở người trưởng thành

    Thường khi bắt đầu điều trị ở người trưởng thành (trên 18 tuổi) thì sẽ dùng liều từ 4,5 – 6 mg tương đương 1 viên nén chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Uống sau ăn và trước khi đi ngủ.

    Sau khi đã quen dần với thuốc thì bắt đầu có liều điều chỉnh tuỳ theo thể trạng bệnh nhân.

    Còn đối với các bệnh nhân cấp cứu liều lượng cần phải gấp 2 – 3 lần, thậm chí lên tới 24 mg/ngày hoặc 36 mg/ngày với người có cơ thể khoẻ mạnh, cường tráng.

    Tuy nhiên, để điều trị bệnh hiệu quả nhất thì cần có bác sĩ hỗ trợ và theo dõi, thăm khám thường xuyên để có những chỉnh lý phù hợp với cơ thể của bạn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc vì có thể dễ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể.

    Khi tình trạng bệnh có phần thuyên giảm hoặc có cải thiện thì có thể giảm liều lượng và ngưng thuốc nếu cần.

    Liều lượng cho các trường hợp riêng biệt là người già và trẻ nhỏ

    Lexomil không được khuyến nghị sử dụng cho trẻ đặc biệt với trẻ em dưới 10 tuổi. Còn nếu bác sĩ vẫn kê đơn thì bạn nên theo dõi liều lượng tham khảo sau:

    – Liều trẻ em bằng một nửa của người trưởng thành hoặc với trẻ có thể trạng tốt thì tăng liều lên 2/3 liều người lớn.

    – Liều của người cao tuổi cũng chỉ nên dùng ở liều tương tự, nếu tình trạng sức khoẻ yếu thì cần cân nhắc kỹ trước khi dùng.

    Nhìn chung Lexomil là một loại thuốc ngủ nhanh và mạnh, nó có thể dễ dàng gây nghiện thuốc nếu lạm dụng quá nhiều. Vì thế bạn cần cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng Lexomil trước khi quyết định sử dụng thuốc. 

    Thẻ: thuốc chữa mất ngủthuốc mất ngủthuốc trị mất ngủ
    Bài viết trước

    Rotunda thuốc trị mất ngủ từ củ bình vôi và lưu ý khi sử dụng thuốc

    Bài viết tiếp theo

    Cảnh báo trước khi quyết định sử dụng thuốc an thần Haloperidol

    Dược sĩ Đoàn Đặng Bích Ngân

    Dược sĩ Đoàn Đặng Bích Ngân

    Với những kinh nghiệm tư vấn và điều trị rối loạn giấc ngủ, Ngân hy vọng có thể chia sẻ đến quý bạn đọc những kiến thức tổng hợp hữu ích nhất!

      Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

      Bạn có thể để lại câu hỏi tư vấn cho đội ngũ bác sĩ, dược sĩ liên hệ trả lời. Xin cảm ơn và xin chào.

      Bài viết tiếp theo
      Top 7 thuốc trị mất ngủ tốt nhất và an toàn 2020

      Cảnh báo trước khi quyết định sử dụng thuốc an thần Haloperidol

      Thảo luận về bài viết này post

        Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

        Hỏi đáp tư vấn về mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ...

        Bài Viết Xem Nhiều

        • Bs. Phạm Tiến Phương chia sẻ cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

          Bs. Phạm Tiến Phương chia sẻ cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

          659 chia sẻ
          Chia sẻ 264 Tweet 165
        • Bác sĩ Chuyên khoa II chia sẻ về Bệnh Mất Ngủ

          594 chia sẻ
          Chia sẻ 379 Tweet 90
        • Top 7 thuốc trị mất ngủ tốt nhất và an toàn 2020

          236 chia sẻ
          Chia sẻ 94 Tweet 59
        • 6 bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

          230 chia sẻ
          Chia sẻ 92 Tweet 58
        • 6 loại trà an thần dễ ngủ trong Y Học Cổ Truyền

          230 chia sẻ
          Chia sẻ 93 Tweet 57
        Viên uống Tâm An Khang với công thức Đông YViên uống Tâm An Khang với công thức Đông YViên uống Tâm An Khang với công thức Đông Y
        Bác Sĩ Mất Ngủ

        Trang tin tức tổng hợp các kiến thức liên quan tới mất ngủ. Xin lưu ý, các bài viết không thay thế lời khuyên, chẩn đoán hoặc phương pháp điều trị.

        DMCA.com Protection Status

        Bạn Đã Xem Chưa

        Tập yoga mỗi ngày giúp ngủ ngon

        6 bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

        06/03/2020
        6 loại trà an thần dễ ngủ

        6 loại trà an thần dễ ngủ trong Y Học Cổ Truyền

        02/03/2020

        Bạn có thể để lại câu hỏi tư vấn cho đội ngũ bác sĩ, dược sĩ liên hệ trả lời. Xin cảm ơn và xin chào.

        Đặt câu hỏi tư vấn Vui lòng Đóng biểu mẫu sau khi gửi. Cảm ơn!
        • Bảo mật
        • Giới thiệu
        • Liên hệ

        © 2020 Bản quyền các bài viết thuộc về trang Bacsimatngu.vn

        Không có kết quả phù hợp
        Xem tất cả
        • Trang Chủ
        • Bệnh mất ngủ
        • Cách trị mất ngủ
        • Thuốc mất ngủ
        • Góc chuyên gia

        © 2020 Bản quyền các bài viết thuộc về trang Bacsimatngu.vn