Gửi yêu cầu tư vấn

    Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

    Hỏi đáp tư vấn về mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ...

    Bác Sĩ Mất Ngủ
    • Trang Chủ
    • Bệnh mất ngủ
    • Cách trị mất ngủMỚI
    • Thuốc mất ngủ
    • Góc chuyên gia
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    • Trang Chủ
    • Bệnh mất ngủ
    • Cách trị mất ngủMỚI
    • Thuốc mất ngủ
    • Góc chuyên gia
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    Bác Sĩ Mất Ngủ
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    Trang chủ Bệnh mất ngủ

    Mất ngủ ở giới trẻ – Căn bệnh tàn phá tuổi thanh xuân nhanh nhất

    Admin Tác giả: Admin
    12/02/2020
    trong Bệnh mất ngủ
    0
    Mất ngủ ở giới trẻ – Căn bệnh tàn phá tuổi thanh xuân nhanh nhất
    1.1k
    LƯỢT XEM
    Share on FacebookShare on Twitter

    Bài viếtliên quan

    Rối loạn giấc ngủ và cách điều trị đúng bạn nên biết

    Bác sĩ Chuyên khoa II chia sẻ về Bệnh Mất Ngủ

    Hiểu về rối loạn giấc ngủ không thực tổn

    Mất ngủ giới trẻ – Một trong những căn bệnh “tàn phá” tuổi thanh xuân nhanh nhất. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt và ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.

    Ở ngưỡng tuổi từ 25-40, nhiều người đã mắc vào chứng mất ngủ thậm chí mất ngủ kinh niên, điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống!

    1. Nguyên nhân mất ngủ ở giới trẻ

    Mất ngủ vì… “thừa” gốc tự do

    Theo PGS-TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM, khi gặp nhiều căng thẳng, stress, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh quá mức các gốc tự do. Não bộ lại là nơi tiêu thụ nhiều ô xy, dùng nhiều năng lượng nhất cơ thể nên gốc tự do “tập kết” ở đây nhiều hơn hẳn các cơ quan khác. Không những thế, khả năng chống gốc tự do của não bộ lại rất kém (chỉ bằng 1/10 so với gan) nên rất dễ bị tổn thương.

    “Khi gốc tự do sản sinh ra ngày càng nhiều, chúng sẽ liên tục tấn công vào thành mạch máu não, thúc đẩy sự hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối, cản trở dòng máu vận chuyển ô xy lên não và gây ra những rối loạn cho cơ thể, điển hình là mất ngủ”, PGS-TS Vũ Anh Nhị nhấn mạnh.

                                                                                                                                      (Trích Báo Thanh Niên)

    Mất ngủ vì công nghệ

    Mất ngủ ở độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi được xem là “căn bệnh thời đại” . Đây là thế hệ thuốc Gen Y và Gen Z, tại nhóm tuổi này, đang sống trong thời kỳ hiện đại và tiếp xúc với xu hướng công nghệ toàn diện. Vì thế thói quen, hành vi sinh hoạt của họ cũng có chiều hướng thay đổi, ảnh hướng đến giấc ngủ sinh học.

    Cụ thể hơn:

    Với Gen Z (từ 22-25 tuổi)

    Khi Internet phát triển, giới trẻ dễ bị “nghiện” và thường xuyên thức đêm để chơi game, xem phim, tán gẫu với bạn bè thông qua các thiết bị di động. Màn hình điện tử phát ra ánh sáng màu xanh làm gián đoạn quá trình sản xuất melatonin của cơ thể và chống lại cơn buồn ngủ, gây khó ngủ.

    Thói quen này làm “phá” giấc ngủ người trẻ, khiến họ tuy muốn ngủ nhưng lại cố gắng thức làm bạn với thiết bị công nghệ, để sau đó “quá giấc” rồi trằn trọc khó ngủ, tỉnh giấc giữa đêm, mệt mỏi khi thức dậy, thèm ngủ vào ngày hôm sau, thiếu tỉnh táo, khó tập trung học tập, làm việc…

    Với Gen Y (từ 26 – 40 tuổi)

    Đặc biệt, đây là độ tuổi của sự nghiệp, khát khao chinh phục, họ có trong mình vô vàn căng thẳng, áp lực muốn thể hiện bản thân, ước vọng thành công và vô tình mang cả những stress đó lên giường ngủ. Và cũng chính là nguyên nhân gây mất ngủ ở thanh niên.

    Thêm vào đó, là nguyên nhân từ cuộc sống hôn nhân gia đình, các mối quan hệ xã hội cũng gây mất ngủ. 

    Uống quá nhiều chất lỏng.  Thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh trở thành một vấn đề lớn hơn khi chúng ta già đi.

    Bằng cách không uống bất cứ thứ gì một giờ trước khi ngủ và đi vệ sinh nhiều lần khi bạn chuẩn bị đi ngủ, bạn có thể giảm tần suất bạn thức dậy để đi trong đêm.

    Mất ngủ vì sử dụng chất kích thích

    Những chất như nicotin, cafein trong các loại đồ uống này khiến bộ não hưng phấn, tỉnh táo và không có cảm giác muốn ngủ. Sau đó, giấc ngủ sẽ bị rối loạn giờ sinh lý và gây ra chứng mất ngủ. Hơn thế nữa, những chất này, nếu lạm dụng sẽ gây trầm cảm, người luôn trong trạng thái mơ màng, không làm chủ được bản thân. Gây mất tập trung, thiếu năng lượng, suy giảm trí nhớ.

    Mất cân bằng hưng phấn và ức chế

    Thức khuya và ngủ dậy muộn là thói quen sinh hoạt xấu, rất dễ mắc phải và khó thay đổi. Thói quen ăn uống, học tập, nghỉ ngơi, ngủ nghỉ không khoa học, không theo giờ sinh học khiến rối loạn hormone. Điều này gây ra chứng mất ngủ ở người trẻ

    Ngoài ra, mất ngủ ở người trẻ tuổi còn do các bệnh thực thể. Các bệnh thần kinh, suy nhược cơ thể, bệnh dị ứng, xương khớp… có thể ảnh hưởng đến thần kinh và gây mất ngủ.

    2. Những hiểm họa của chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ

    Thiếu ngủ gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng về cả thể chất, tinh thần của bạn. Khi mất ngủ, cơ thể sẽ phải chịu những hệ lụy sau:

    Tăng huyết áp

    Giấc ngủ bị gián đoạn sẽ gây căng thẳng. Cơ thể phản ứng lại với những căng thẳng này bằng cách tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Nếu kéo dài, mất ngủ sẽ gây ra bệnh tăng huyết áp mạn tính.

    Đe dọa hôn nhân

    Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc nằm cùng giường với một người mắc chứng mất ngủ có thể gây bất lợi cho hôn nhân. Cáu kỉnh, rối loạn tâm lý do mất ngủ gây ra có thể gây trầm cảm, lo âu cho đối tác và cả những xung đột trong hôn nhân.

    Trầm cảm

    Bệnh trầm cảm trong giới trẻ đang có chiều hướng tăng nhanh và ngày càng phức tạp. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do mất ngủ. Một đêm mất ngủ khiến tâm trạng trở nên cáu kỉnh vào sáng hôm sau. Đồng thời, cuối cùng, thiếu ngủ kinh niên sẽ làm tăng nguy cơ bệnh trầm cảm.

    Hình ảnh chụp não cho thấy mất ngủ có thể làm gia tăng các hoạt động tại các trung tâm cảm xúc của não. Từ đó làm tối loạn tâm thần. Một số chuyên gia cho rằng, chỉ cần một đêm mất ngủ sẽ làm thay đổi chức năng hoạt động của não, đặc biệt là ở những người hay lo âu. Những người không ngủ từ 7-8 tiếng/ngày, thậm chí kể cả không có tiền sử trầm cảm, vẫn có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm nếu giấc ngủ không được bảo đảm.

    Mất tập trung

    Nếu giấc ngủ bị gián đoạn, bộ não chỉ có thể dành rất ít thời gian cho trạng thái REM (giai đoạn ngủ sâu và mơ). Trạng thái này vô cùng cần thiết, giúp đầu óc được nghỉ ngơi lúc ngủ. Hậu quả là con người sẽ cảm thấy chậm chạp và khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và ghi nhớ. Những người có được giấc ngủ REM thường có cảm giác tốt hơn về nhận thức, cảm nhận tốt hơn về hạnh phúc. Từ đó, tâm trạng cũng được cải thiện đáng kể. Ngược lại, mất ngủ làm mất tập trung, giảm hiệu suất công việc.

    Nguy cơ tăng cân và ung thư do mất ngủ

    Thiếu ngủ làm chậm quá trình trao đổi chất nên làm tăng lượng đường trong máu. Từ đó gia tăng nguy cơ bệnh béo phì. 

    Mất ngủ ở giới trẻ là một căn bệnh đặc biệt cần quan tâm, hãy đảm bảo giờ giấc sinh hoạt đúng khoa học. Tạo thói quen sống tốt, lành mạnh để giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn. Từ đó tăng chất lượng công việc, tập trung trí não, mang lại hiệu quả cao.

    >>> Tham khảo Cách chữa bệnh mất ngủ giới trẻ dễ dàng và nhanh chóng.

    Thẻ: hậu quả mất ngủmất ngủ ở thanh niênnguyên nhân mất ngủ
    Bài viết trước

    Vì sao người trung niên lại có khả năng mất ngủ kinh niên cao?

    Bài viết tiếp theo

    Gốc tự do và bệnh mất ngủ có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau?

    Admin

    Admin

      Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

      Bạn có thể để lại câu hỏi tư vấn cho đội ngũ bác sĩ, dược sĩ liên hệ trả lời. Xin cảm ơn và xin chào.

      Bài viết tiếp theo
      Gốc tự do và bệnh mất ngủ có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau?

      Gốc tự do và bệnh mất ngủ có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau?

      Thảo luận về bài viết này post

        Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

        Hỏi đáp tư vấn về mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ...

        Bài Viết Xem Nhiều

        • Bs. Phạm Tiến Phương chia sẻ cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

          Bs. Phạm Tiến Phương chia sẻ cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

          659 chia sẻ
          Chia sẻ 264 Tweet 165
        • Bác sĩ Chuyên khoa II chia sẻ về Bệnh Mất Ngủ

          594 chia sẻ
          Chia sẻ 379 Tweet 90
        • Top 7 thuốc trị mất ngủ tốt nhất và an toàn 2020

          236 chia sẻ
          Chia sẻ 94 Tweet 59
        • 6 bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

          230 chia sẻ
          Chia sẻ 92 Tweet 58
        • 6 loại trà an thần dễ ngủ trong Y Học Cổ Truyền

          230 chia sẻ
          Chia sẻ 93 Tweet 57
        Viên uống Tâm An Khang với công thức Đông YViên uống Tâm An Khang với công thức Đông YViên uống Tâm An Khang với công thức Đông Y
        Bác Sĩ Mất Ngủ

        Trang tin tức tổng hợp các kiến thức liên quan tới mất ngủ. Xin lưu ý, các bài viết không thay thế lời khuyên, chẩn đoán hoặc phương pháp điều trị.

        DMCA.com Protection Status

        Bạn Đã Xem Chưa

        Tập yoga mỗi ngày giúp ngủ ngon

        6 bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

        06/03/2020
        6 loại trà an thần dễ ngủ

        6 loại trà an thần dễ ngủ trong Y Học Cổ Truyền

        02/03/2020

        Bạn có thể để lại câu hỏi tư vấn cho đội ngũ bác sĩ, dược sĩ liên hệ trả lời. Xin cảm ơn và xin chào.

        Đặt câu hỏi tư vấn Vui lòng Đóng biểu mẫu sau khi gửi. Cảm ơn!
        • Bảo mật
        • Giới thiệu
        • Liên hệ

        © 2020 Bản quyền các bài viết thuộc về trang Bacsimatngu.vn

        Không có kết quả phù hợp
        Xem tất cả
        • Trang Chủ
        • Bệnh mất ngủ
        • Cách trị mất ngủ
        • Thuốc mất ngủ
        • Góc chuyên gia

        © 2020 Bản quyền các bài viết thuộc về trang Bacsimatngu.vn