Gửi yêu cầu tư vấn

    Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

    Hỏi đáp tư vấn về mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ...

    Bác Sĩ Mất Ngủ
    • Trang Chủ
    • Bệnh mất ngủ
    • Cách trị mất ngủMỚI
    • Thuốc mất ngủ
    • Góc chuyên gia
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    • Trang Chủ
    • Bệnh mất ngủ
    • Cách trị mất ngủMỚI
    • Thuốc mất ngủ
    • Góc chuyên gia
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    Bác Sĩ Mất Ngủ
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    Trang chủ Bệnh mất ngủ

    Hiểu về rối loạn giấc ngủ không thực tổn

    Admin Tác giả: Admin
    07/02/2020
    trong Bệnh mất ngủ
    0
    Hiểu về rối loạn giấc ngủ không thực tổn
    1.1k
    LƯỢT XEM
    Share on FacebookShare on Twitter

    Bài viếtliên quan

    Rối loạn giấc ngủ và cách điều trị đúng bạn nên biết

    Bác sĩ Chuyên khoa II chia sẻ về Bệnh Mất Ngủ

    Mất ngủ ở phụ nữ – Tác nhân chính hủy hại hạnh phúc gia đình

    Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là cụm từ chuyên môn đề cập đến các tình trạng rối loạn giấc ngủ mà không có nguyên nhân thực thể, ở bệnh nhân chỉ thấy nổi trội nguyên nhân tâm lý và cảm xúc. 

    Dạng rối loạn giấc ngủ này thường gặp ở những người ở độ tuổi 25 đến 35, hay làm việc ca đêm, thay đổi múi giờ quốc tế chẳng hạn như tiếp viên hàng không, phi công.

    Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ không thực tổn

    Rối loạn giấc ngủ là sự thay đổi bất thường về độ dài, chất lượng giấc ngủ, thay đội nhịp sinh học thức – ngủ…  Và do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể là:

    • Bệnh lý tim mạch, hô hấp
    • Bệnh lý nội tiết chuyển hóa: cường giáp, cushing, hạ đường huyết..
    • Bệnh lý hô hấp làm giảm thể tích sống, lưu lượng thông khí
    • Hội chứng ngưng thở khi ngủ
    • Tổn thương hệ thần kinh trung ương
    • Hội chứng chân không yên
    • Lão hóa do tuổi già.
    • Các rối loạn tâm thần 
    • Rối loạn khí sắc
    • Stress
    • Thay đổi môi trường…

    Triệu chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn

    Trên thực tế, rối loạn giấc ngủ không thực tốn có rất nhiều triệu chứng, dưới đây là triệu chứng phổ biến và dễ dàng nhận thấy:

    Rối loạn nhịp thức ngủ

    Ngủ ít hơn 5 giờ/ ngày, xảy ra ít nhất 3 lần/ tuần, kéo dài trên 1 tháng hoặc ngủ nhiều, ngủ trên 10 giờ/ ngày, kéo dài trên 1 tháng, khi dậy vận còn cảm giác buồn ngủ.

    Khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu, hay thức giấc giữa đêm

    Không có các bệnh lý thực thể đi kèm.

    Chu kỳ ngủ không phù hợp với nhịp ngày đêm bình thường (thức về đêm, ngủ ban ngày)

    Có thể kèm theo cảm giác ngủ không sâu, không thỏa mãn về giấc ngủ của mình. 

    Các dạng rối loạn giấc ngủ 

    Chứng miên hành

     

    Miên hành hay còn gọi là mộng du, là tình trạng người bệnh đi khỏi giường trong lúc ngủ. Tình trạng này thường xảy ra vào khoảng 1/3 thời gian đầu của giấc ngù. Trong lúc mộng du, người bệnh không hề biết chuyện gì đang xảy ra. 

    Khi mộng du, người bệnh có nét mặt trống rỗng, mắt có thể mở hoặc nhắm, không đáp ứng hoặc không trả lời với các câu hỏi của người khác.

    Khi thức dậy vào buổi sáng họ thường quên những việc xảy ra khi mộng du.

    Mộng du thường không gây ra biến chứng trực tiếp gì, tuy nhiên, những chấn thương khi mộng du có thể  gián tiếp làm ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng.

    Không có các bệnh lý thực thể đi kèm.

    Không phải do bệnh lý tâm thần hoặc do thuốc gây ra.

    Hoảng sợ khi ngủ

    Hoảng sợ khi ngủ hay hoảng sợ ban đêm là những cơn hoảng sợ và sợ hãi tột độ về ban đêm kết hợp với phát âm to, vận động nhanh, và có hoạt động thần kinh tự trị tăng cao. Bệnh nhân ngồi dậy và đứng dậy, kêu thét một cách sợ hãi, thường xảy ra trong 1/3 đầu của giấc ngủ đêm, đôi khi lao ra cửa sổ như cố gắng chạy trốn. Lúc thức giấc bệnh nhân thường không nhớ những gì xảy ra.

    Ác mộng

    Bệnh nhân có ác mộng khi ngủ đêm hoặc ngủ trưa, người bệnh có thể nhớ các chi tiết của giấc mơ.

    Bệnh nhân có các rối loạn cảm xúc do giấc mơ gây ra, đau buồn, ám ảnh sợ hãi.

    Chứng ngủ rũ

    Người bệnh thường có cảm giác buồn ngủ, thiếu ngủ cả ngày. Tuy nhiên, khác ở chỗ họ không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ.

    Việc buồn ngủ, ngủ rũ này thường diễn ra khi hoạt động ví dụ người bệnh đang ăn, đang nói  chuyện, đang làm việc.

    Mất trương lực cơ 2 bên, đột ngột

    Tái diễn các yếu tố của ngủ REM khi chuyển trạng thái từ ngủ sang thức.

    Không có các bệnh lý thực thể đi kèm.

    Không phải do bệnh lý tâm thần hoặc do thuốc gây ra.

    Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là căn bệnh âm thầm “giết chết” bạn từng ngày. Nó có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống gia đình và công việc của bạn. Vì thế khi có những triệu chứng như trên, bạn nên tìm tư vấn tư bác sĩ để có giải pháp điều trị phù hợp.

    Thẻ: bệnh mất ngủRối loạn giấc ngủ
    Bài viết trước

    Mất ngủ ở phụ nữ - Tác nhân chính hủy hại hạnh phúc gia đình

    Bài viết tiếp theo

    Vì sao uống Seduxen phải được sự chỉ định của bác sĩ?

    Admin

    Admin

      Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

      Bạn có thể để lại câu hỏi tư vấn cho đội ngũ bác sĩ, dược sĩ liên hệ trả lời. Xin cảm ơn và xin chào.

      Bài viết tiếp theo
      Top 7 thuốc trị mất ngủ tốt nhất và an toàn 2020

      Vì sao uống Seduxen phải được sự chỉ định của bác sĩ?

      Thảo luận về bài viết này post

        Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

        Hỏi đáp tư vấn về mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ...

        Bài Viết Xem Nhiều

        • Bs. Phạm Tiến Phương chia sẻ cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

          Bs. Phạm Tiến Phương chia sẻ cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

          659 chia sẻ
          Chia sẻ 264 Tweet 165
        • Bác sĩ Chuyên khoa II chia sẻ về Bệnh Mất Ngủ

          594 chia sẻ
          Chia sẻ 379 Tweet 90
        • Top 7 thuốc trị mất ngủ tốt nhất và an toàn 2020

          236 chia sẻ
          Chia sẻ 94 Tweet 59
        • 6 bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

          230 chia sẻ
          Chia sẻ 92 Tweet 58
        • 6 loại trà an thần dễ ngủ trong Y Học Cổ Truyền

          230 chia sẻ
          Chia sẻ 93 Tweet 57
        Viên uống Tâm An Khang với công thức Đông YViên uống Tâm An Khang với công thức Đông YViên uống Tâm An Khang với công thức Đông Y
        Bác Sĩ Mất Ngủ

        Trang tin tức tổng hợp các kiến thức liên quan tới mất ngủ. Xin lưu ý, các bài viết không thay thế lời khuyên, chẩn đoán hoặc phương pháp điều trị.

        DMCA.com Protection Status

        Bạn Đã Xem Chưa

        Tập yoga mỗi ngày giúp ngủ ngon

        6 bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

        06/03/2020
        6 loại trà an thần dễ ngủ

        6 loại trà an thần dễ ngủ trong Y Học Cổ Truyền

        02/03/2020

        Bạn có thể để lại câu hỏi tư vấn cho đội ngũ bác sĩ, dược sĩ liên hệ trả lời. Xin cảm ơn và xin chào.

        Đặt câu hỏi tư vấn Vui lòng Đóng biểu mẫu sau khi gửi. Cảm ơn!
        • Bảo mật
        • Giới thiệu
        • Liên hệ

        © 2020 Bản quyền các bài viết thuộc về trang Bacsimatngu.vn

        Không có kết quả phù hợp
        Xem tất cả
        • Trang Chủ
        • Bệnh mất ngủ
        • Cách trị mất ngủ
        • Thuốc mất ngủ
        • Góc chuyên gia

        © 2020 Bản quyền các bài viết thuộc về trang Bacsimatngu.vn