Gửi yêu cầu tư vấn

    Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

    Hỏi đáp tư vấn về mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ...

    Bác Sĩ Mất Ngủ
    • Trang Chủ
    • Bệnh mất ngủ
    • Cách trị mất ngủMỚI
    • Thuốc mất ngủ
    • Góc chuyên gia
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    • Trang Chủ
    • Bệnh mất ngủ
    • Cách trị mất ngủMỚI
    • Thuốc mất ngủ
    • Góc chuyên gia
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    Bác Sĩ Mất Ngủ
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    Trang chủ Cách trị mất ngủ

    Cảnh báo trước khi quyết định sử dụng thuốc an thần Haloperidol

    Dược sĩ Đoàn Đặng Bích Ngân Tác giả: Dược sĩ Đoàn Đặng Bích Ngân
    04/02/2020
    trong Cách trị mất ngủ, Thuốc mất ngủ
    0
    Top 7 thuốc trị mất ngủ tốt nhất và an toàn 2020
    1.1k
    LƯỢT XEM
    Share on FacebookShare on Twitter

    Bài viếtliên quan

    6 bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

    6 loại trà an thần dễ ngủ trong Y Học Cổ Truyền

    Bs. Phạm Tiến Phương chia sẻ cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

    Haloperidol là thuốc an thần kinh thuộc nhóm butyrophenon có tác dụng chống nôn rất mạnh. Có tác dụng trên thần kinh trung ương và chỉ được sử dụng khi có đơn từ bác sĩ.

    Hoạt chất chính: Haloperidol … 1,5 mg
    Tá dược …vđ… 1 viên
    Viên nén, Hộp 2 vỉ x 25 viên
    Công ty: Traphaco

    Một số thông tin về thuốc trị mất ngủ Haloperidol

    1. Thuốc Haloperidol là gì?

    Haloperidol là một loại thuốc tâm thần (loại thuốc chống loạn thần) hoạt động bằng cách giúp khôi phục sự cân bằng của một số chất tự nhiên trong não (dẫn truyền thần kinh).

    2. Chỉ định

    Tác dụng gây ngủ của Haloperidol kém hơn so với Clopromazin. Haloperidol có tác dụng chống nôn rất mạnh. Thuốc còn có tác dụng lên hệ ngoại tháp. Haloperidol hầu như không có tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm.

    Khoa tâm thần

    – Điều trị các chứng kích động tâm thần, tình trạng hung hãn, các trạng thái tâm thần mạn tính, tâm thần phân liệt, hoang tưởng, ảo giác kinh niên.

    – Điều trị triệu chứng tình trạng lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tính khí trong trường hợp các liệu pháp thông thường không có hiệu quả, nhất là trong các tình trạng loạn thần kinh nghiêm trọng.

    Chuyên khoa khác

    Dự phòng và điều trị chứng buồn nôn và ói mửa, làm dịu các phản ứng sau liệu pháp tia xạ và hóa trị liệu bệnh ung thư.

    3. Tác dụng phụ nào khi dùng thuốc haloperidol

    Chóng mặt, choáng váng, buồn ngủ, khó đi tiểu, rối loạn giấc ngủ, đau đầu và lo âu. Nếu những triệu chứng này kéo dài hoặc nặng hơn, bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Bạn hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra như co thắt cơ/cứng khớp, run rẩy, bồn chồn, chảy nước dãi. Bác sĩ có thể kê toa cho bạn một loại thuốc khác dùng cùng với haloperidol để giảm tác dụng ngoài ý muốn.

    Trong một số ít trường hợp, haloperidol có thể làm tăng nồng độ của một chất nhất định trong cơ thể (prolactin). Đối với nữ giới, sự gia tăng hormone kích thích tuyến sữa có thể dẫn đến có sữa không mong muốn, chu kỳ bị trễ/ngừng hoặc khó có thai. Đối với nam giới, nó có thể dẫn đến giảm khả năng tình dục, không có khả năng sản xuất tinh trùng hoặc ngực to. Nếu bạn phát triển bất kỳ triệu chứng nào, hãy thông báo ngay với bác sĩ.

    Thuốc này hiếm khi có thể gây ra một tình trạng rối loạn vận động chậm phát triển. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể là vĩnh viễn. Hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ co giật trên mặt/cơ bắp như cử động nhai, phồng hoặc méo miệng hay rung không kiểm soát được.

    Thuốc này hiếm khi gây ra tình trạng rất nghiêm trọng gọi là hội chứng thần kinh ác tính (NMS). Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như sốt, cứng cơ/đau/yếu, mệt mỏi dữ dội, rối loạn dữ dội, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh/không đều, nước tiểu sẫm màu, dấu hiệu của vấn đề về thận (chẳng hạn như thay đổi lượng nước tiểu).

    Báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng nào xảy ra như buồn nôn/nôn dai dẳng, đau bụng, vàng da/mắt, co giật, các dấu hiệu nhiễm trùng (như sốt, đau họng dai dẳng).

    Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng nào như nhịp tim chậm, chóng mặt nghiêm trọng, đau ngực, ngất xỉu.

    (*) Lưu ý: Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

    4. Thận trọng/Cảnh báo khi sử dụng thuốc Haloperidol

    Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

    Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.

    Haloperidol có thể gây ra một tình trạng ảnh hưởng đến nhịp tim (QT kéo dài). QT kéo dài hiếm khi có thể gây ra nhịp tim nhanh/bất thường nghiêm trọng (hiếm khi tử vong) và các triệu chứng khác (như chóng mặt nghiêm trọng, ngất xỉu).

    Nguy cơ QT kéo dài có thể tăng lên nếu bạn có một số bệnh trạng nhất định hoặc đang dùng các loại thuốc khác có thể gây QT kéo dài. Trước khi sử dụng thuốc haloperidol, bạn hãy báo với bác sĩ hoặc dược sĩ tất cả các loại thuốc bạn dùng và nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào như vấn đề về tim (suy tim, nhịp tim chậm, QT kéo dài trong EKG), tiền sử gia đình của một số vấn đề về tim (QT) kéo dài trong EKG, đột tử do tim).

    Mức độ thấp của kali hoặc magiê trong máu cũng có thể làm tăng nguy cơ kéo dài QT. Nguy cơ này có thể tăng lên nếu bạn sử dụng một số loại thuốc nhất định (chẳng hạn như thuốc lợi tiểu). Hoặc nếu bạn có các tình trạng như ra mồ hôi nặng, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Bạn hãy tham khảo với bác sĩ về việc sử dụng haloperidol một cách an toàn.

    Trước khi phẫu thuật, hãy báo với bác sĩ hoặc nha sĩ rằng bạn đang dùng haloperidol.

    Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc này. Đặc biệt là buồn ngủ, chóng mặt, choáng váng, đi tiểu khó khăn và bệnh tim như QT kéo dài. Buồn ngủ, chóng mặt có thể làm tăng nguy cơ té ngã, do đó, bạn nên đứng dậy từ từ khi từ tư thế ngồi hoặc nằm.

    Thuốc này có thể làm cho bạn chóng mặt hoặc buồn ngủ. Rượu và cần sa có thể khiến bạn chóng mặt hoặc buồn ngủ hơn. Bạn không nên lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ điều gì cần sự tỉnh táo cho đến khi bạn có thể làm điều đó một cách an toàn. Bạn cũng nên hạn chế đồ uống có cồn và nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng cần sa.

    Thuốc này có thể làm giảm mồ hôi, khiến bạn dễ bị say nắng hơn. Bạn nên tránh làm việc nặng và tập thể dục trong thời tiết nóng.

    Vì các vấn đề tâm thần/tâm trạng không được điều trị (như tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần phân liệt) có thể là một tình trạng nghiêm trọng, bạn đừng ngưng dùng thuốc này trừ khi được bác sĩ hướng dẫn. Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai hoặc nghĩ rằng bạn có thể có thai, ngay lập tức thảo luận với bác sĩ những lợi ích và rủi ro của việc sử dụng thuốc này trong khi mang thai.

    5. Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Haloperidol không?

    Trong thời gian mang thai, thuốc này chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. Trẻ sinh ra từ mẹ đã sử dụng thuốc này trong 3 tháng cuối của thai kỳ hiếm khi có thể phát triển các triệu chứng cứng cơ, run rẩy, buồn ngủ, khó thở hoặc khóc liên tục. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong tháng đầu tiên, hãy báo ngay cho bác sĩ.

    Thuốc này đi vào sữa mẹ và có thể có tác dụng không mong muốn ở trẻ đang bú mẹ. Bạn hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con bú.

    Nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc Haloperidol.

    6. Thuốc haloperidol có thể tương tác với những thuốc nào?

    Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

    Các thuốc có thể tương tác với thuốc haloperidol:

    Các thuốc kháng cholinergic (ví dụ thuốc chống co thắt như ancaloit belladonna, scopolamin), cabergoline, ketoconazole, lithium, methyldopa, thuốc cho bệnh Parkinson (như levodopa và carbidopa, selegiline), paroxetin, pergolide, quinupristin-dalfopristin, rifampin, saquinavir.

    Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nhịp tim (QT kéo dài), bao gồm amiodarone, dofetilide, pimozide, quinidin, sotalol, procainamide, kháng sinh nhóm macrolid (như erythromycin) và một số thuốc khác. Vì vậy, trước khi sử dụng haloperidol, bạn hãy nói tên tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn đang dùng các sản phẩm khác gây buồn ngủ như thuốc giảm đau opioid hoặc thuốc giảm ho (như codeine, hydrocodone), rượu, cần sa, thuốc ngủ hoặc lo âu (như alprazolam, lorazepam, zolpidem), thuốc giãn cơ (chẳng hạn như carisoprodol, cyclobenzaprine) hoặc thuốc kháng histamin (như cetirizine, diphenhydramine).

    Hãy kiểm tra nhãn trên tất cả các loại thuốc của bạn (chẳng hạn như thuốc dị ứng hoặc các sản phẩm ho và cảm lạnh) vì chúng có thể chứa các thành phần gây buồn ngủ. Hãy hỏi dược sĩ về việc sử dụng những sản phẩm đó một cách an toàn.

    Thuốc ngủ Haloperidol là một loại thuốc kê đơn có tác dụng trung bình tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và tránh các tác dụng không mong muốn xảy ra thì bạn hãy xin sự tham vấn của bác sĩ.

    Thẻ: thuốc chữa mất ngủthuốc mất ngủthuốc trị mất ngủ
    Bài viết trước

    Thuốc ngủ Lexomil - Nên thận trọng khi sử dụng!

    Bài viết tiếp theo

    Phenobarbital sử dụng trong điều trị mất ngủ như thế nào?

    Dược sĩ Đoàn Đặng Bích Ngân

    Dược sĩ Đoàn Đặng Bích Ngân

    Với những kinh nghiệm tư vấn và điều trị rối loạn giấc ngủ, Ngân hy vọng có thể chia sẻ đến quý bạn đọc những kiến thức tổng hợp hữu ích nhất!

      Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

      Bạn có thể để lại câu hỏi tư vấn cho đội ngũ bác sĩ, dược sĩ liên hệ trả lời. Xin cảm ơn và xin chào.

      Bài viết tiếp theo
      Top 7 thuốc trị mất ngủ tốt nhất và an toàn 2020

      Phenobarbital sử dụng trong điều trị mất ngủ như thế nào?

      Thảo luận về bài viết này post

        Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

        Hỏi đáp tư vấn về mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ...

        Bài Viết Xem Nhiều

        • Bs. Phạm Tiến Phương chia sẻ cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

          Bs. Phạm Tiến Phương chia sẻ cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

          659 chia sẻ
          Chia sẻ 264 Tweet 165
        • Bác sĩ Chuyên khoa II chia sẻ về Bệnh Mất Ngủ

          594 chia sẻ
          Chia sẻ 379 Tweet 90
        • Top 7 thuốc trị mất ngủ tốt nhất và an toàn 2020

          236 chia sẻ
          Chia sẻ 94 Tweet 59
        • 6 bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

          230 chia sẻ
          Chia sẻ 92 Tweet 58
        • 6 loại trà an thần dễ ngủ trong Y Học Cổ Truyền

          230 chia sẻ
          Chia sẻ 93 Tweet 57
        Viên uống Tâm An Khang với công thức Đông YViên uống Tâm An Khang với công thức Đông YViên uống Tâm An Khang với công thức Đông Y
        Bác Sĩ Mất Ngủ

        Trang tin tức tổng hợp các kiến thức liên quan tới mất ngủ. Xin lưu ý, các bài viết không thay thế lời khuyên, chẩn đoán hoặc phương pháp điều trị.

        DMCA.com Protection Status

        Bạn Đã Xem Chưa

        Tập yoga mỗi ngày giúp ngủ ngon

        6 bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

        06/03/2020
        6 loại trà an thần dễ ngủ

        6 loại trà an thần dễ ngủ trong Y Học Cổ Truyền

        02/03/2020

        Bạn có thể để lại câu hỏi tư vấn cho đội ngũ bác sĩ, dược sĩ liên hệ trả lời. Xin cảm ơn và xin chào.

        Đặt câu hỏi tư vấn Vui lòng Đóng biểu mẫu sau khi gửi. Cảm ơn!
        • Bảo mật
        • Giới thiệu
        • Liên hệ

        © 2020 Bản quyền các bài viết thuộc về trang Bacsimatngu.vn

        Không có kết quả phù hợp
        Xem tất cả
        • Trang Chủ
        • Bệnh mất ngủ
        • Cách trị mất ngủ
        • Thuốc mất ngủ
        • Góc chuyên gia

        © 2020 Bản quyền các bài viết thuộc về trang Bacsimatngu.vn