Gửi yêu cầu tư vấn

    Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

    Hỏi đáp tư vấn về mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ...

    Bác Sĩ Mất Ngủ
    • Trang Chủ
    • Bệnh mất ngủ
    • Cách trị mất ngủMỚI
    • Thuốc mất ngủ
    • Góc chuyên gia
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    • Trang Chủ
    • Bệnh mất ngủ
    • Cách trị mất ngủMỚI
    • Thuốc mất ngủ
    • Góc chuyên gia
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    Bác Sĩ Mất Ngủ
    Không có kết quả phù hợp
    Xem tất cả
    Trang chủ Cách trị mất ngủ

    10 điều cần biết về thuốc ngủ Clopromazin trước khi sử dụng

    Dược sĩ Đoàn Đặng Bích Ngân Tác giả: Dược sĩ Đoàn Đặng Bích Ngân
    04/02/2020
    trong Cách trị mất ngủ, Thuốc mất ngủ
    0
    10 điều cần biết về thuốc ngủ Clopromazin trước khi sử dụng
    1.1k
    LƯỢT XEM
    Share on FacebookShare on Twitter

    Bài viếtliên quan

    6 bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

    6 loại trà an thần dễ ngủ trong Y Học Cổ Truyền

    Bs. Phạm Tiến Phương chia sẻ cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

    Clorpromazin là dẫn xuất của phenothiazin có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương. Tác dụng chính của thuốc là hướng thần, chống nôn, kháng serotonin – histamin và an thần.

    Tên chung quốc tế: Chlorpromazine hydrochloride 

    Loại thuốc: Thuốc chống loạn thần phenothiazin điển hình (thế hệ thứ nhất) 

    1. Dược lý và cơ chế tác dụng

    Clorpromazin là một dẫn chất của phenothiazin có tác dụng chống loạn thần và nhiều tác dụng khác do chẹn các thụ thể sau xinap như: Thụ thể dopamin, chủ yếu dopamin D2 ở vùng giữa hồi viền, có tác dụng chống loạn thần nhưng cũng có thể gây các triệu chứng ngoại tháp. 

    Do chẹn dopamin ở não nên luân chuyển dopamin ở não cũng tăng lên; Thụ thể serotonin (5-HT và 5-HT ) có tác dụng giải lo âu, chống tính hung hăng gây gổ, làm giảm tác dụng ngoại tháp, làm tăng cân; Thụ thể histamin (thụ thể H ), có tác dụng an thần, buồn ngủ, chống nôn; Thụ thể alpha và alpha adrenalin, có tính chất chống lại tác dụng của hệ thần kinh giao cảm, làm giảm huyết áp, làm tim đập nhanh; Thụ thể muscarin, làm khô miệng, táo bón, nhưng tác dụng kháng cholin có thể làm giảm tác dụng ngoại tháp. 

    Ngoài ra, thuốc còn có thể làm giảm giải phóng hormon hạ đồi và tuyến yên, ức chế trung tâm điều hòa thân nhiệt, làm giãn cơ xương. 

    2. Dược động học

    Hấp thu

    Clorpromazin hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và đường tiêm. Sau khi uống, thuốc phải chuyển hóa nhiều (trong niêm mạc đường tiêu hóa) trong thời gian hấp thu và chuyển hóa bước đầu qua gan. Chưa rõ ở người clorpromazin và các chất chuyển hóa có qua tuần hoàn ruột – gan không. 

    Cùng một liều uống, nồng độ đỉnh thuốc trong huyết tương thay đổi rất nhiều giữa các cá nhân. Sự thay đổi này được coi là do sự khác nhau giữa các cá nhân về sinh khả dụng, có thể do khác nhau có tính chất di truyền về tốc độ chuyển hóa bước đầu. 

    Sau khi uống clorpromazin dưới dạng viên, thuốc bắt đầu tác dụng trong vòng 30 – 60 phút và kéo dài trong 4 – 6 giờ. 

    Phân bố

    Clorpromazin được phân bố rộng rãi trong đa số các mô và dịch trong cơ thể. 

    Thuốc qua hàng rào máu – não; nồng độ thuốc trong não cao hơn trong huyết tương. 92 – 97% clorpromazin gắn vào protein, chủ yếu là albumin ở nồng độ thuốc trong huyết tương 0,01 – 1 microgam/ml. 

    Clorpromazin và các chất chuyển hóa qua nhau thai và vào sữa mẹ. 

    Đào thải

    Thuốc chuyển hóa mạnh chủ yếu trong gan và thận. Khoảng 10 -12 chất chuyển hóa đã xác định được ở người. Các con đường chuyển hóa của clorpromazin bao gồm hydroxyl hóa và liên hợp với acid glucuronic, N-oxy hóa, oxy hóa nguyên tử sulfur và khử nhóm alkyl. 

    Tuy thời gian bán thải huyết tương của clorpromazin đã được báo cáo là vào khoảng 30 giờ nhưng đào thải các chất chuyển hóa có thể rất kéo dài. 

    3. Chỉ định

    Trạng thái loạn thần cấp và mạn tính (tâm thần phân liệt cấp, mạn tính). Làm giảm cơn hưng phấn cấp như trong bệnh lưỡng cực. Kiểm soát các hành vi kích động, bạo lực gây hấn ở người lớn và trẻ em đôi khi gặp ở một số loạn thần khác. 

    Các triệu chứng nôn và buồn nôn sau phẫu thuật do dùng thuốc chống ung thư.

    Tác dụng an thần trước khi phẫu thuật.

    Một số chỉ định khác: 

    • Điều trị bổ trợ ngắn ngày cho lo âu nặng, làm giảm lo lắng trước khi phẫu thuật ở người lớn và trẻ em. 
    • Điều trị chống một vài dạng nôn, buồn nôn ở người lớn và trẻ em. Thuốc không hiệu quả đối với buồn nôn và nôn do đi tàu xe. 
    • Điều trị nấc liên tục khó trị. 
    • Điều trị phụ trong uốn ván ở người lớn và trẻ em. 
    • Dùng trong đông miên liệu pháp (giảm thân nhiệt). 

    4. Tác dụng không mong muốn

    Các tác dụng không mong muốn của clorpromazin thường phụ thuộc vào liều dùng, thời gian điều trị và bệnh lý. Ngoài ra, ở những người có bệnh về tim, gan, máu, nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn cao hơn. 

    Các tác dụng phụ thường biểu hiện ở hệ tim mạch và hệ thần kinh trung ương. 

    Thường gặp

    Toàn thân: Mệt mỏi, chóng mặt, hạ huyết áp, nhất là huyết áp thế đứng khi tiêm tĩnh mạch, nhịp nhanh. 

    Hệ thần kinh: Loạn động muộn khi điều trị lâu dài, hội chứng Parkinson, trạng thái bồn chồn không yên. 

    Nội tiết: Chứng vú to ở đàn ông, tăng tiết sữa. 

    Tiêu hóa: Khô miệng, nguy cơ sâu răng. 

    Tim: Loạn nhịp 

    Da: Phản ứng dị ứng, tăng mẫn cảm với ánh sáng. 

    Ít gặp

    Tiêu hóa: Táo bón 

    Sinh dục – tiết niệu: Bí tiểu tiện. 

    Mắt: Rối loạn điều tiết. 

    Hiếm gặp

    Hệ thần kinh: Hội chứng ác tính do thuốc an thần kinh. 

    Toàn thân: Các phản ứng dị ứng bao gồm cả sốc phản vệ. 

    Máu: Giảm bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, thiếu máu. 

    Sinh dục – tiết niệu: Liệt dương, rối loạn xuất tinh. 

    Gan: Viêm gan, vàng da do ứ mật. 

    Mắt: Biến đổi giác mạc và thủy tinh thể, bệnh võng mạc biểu mô, bệnh võng mạc nhiễm sắc tố. 

    5. Hướng dẫn cách xử trí tác dụng không mong muốn của thuốc

    Các tác dụng không mong muốn của clorpromazin phụ thuộc vào liều dùng, thời gian điều trị và thường biểu hiện ở hệ tim mạch và hệ thần kinh. 

    Ở hệ tim mạch, thường xảy ra hạ huyết áp, nhất là huyết áp tư thế đứng. Khi uống, nhất là khi tiêm và ở người cao tuổi, phải nằm nghỉ ít nhất 30 phút sau khi tiêm. 

    Để tránh xảy ra xoắn đỉnh, người bệnh phải dùng đủ nước, kiểm tra kali huyết, không phối hợp với các thuốc làm giảm kali huyết hoặc dễ gây xoắn đỉnh. 

    Ở hệ thần kinh, hội chứng Parkinson có thể điều trị bằng các thuốc chống Parkinson có tính chất kháng cholin hoặc bằng amantadin. Nguy hiểm nhất là hội chứng ác tính do thuốc loạn thần kinh có thể gây tử vong. Phải ngừng thuốc ngay. Điều trị cấp cứu và hỗ trợ. Không có điều trị đặc hiệu. Dùng dantrolen hoặc bromocriptin có thể giúp ích. 

    Loạn động muộn: Phải giảm liều thuốc hoặc ngừng thuốc khi thấy xuất hiện những dấu hiệu sớm nhất của loạn động muộn để phòng bệnh không hồi phục. 

    6. Chống chỉ định

    • Mẫn cảm với clorpromazin hoặc với bất cứ thành phần nào khác của dạng thuốc. 
    • Có thể có mẫn cảm chéo với các phenothiazin khác. 
    • Bệnh glaucom góc đóng. 
    • Bí tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt. 
    • Tiền sử giảm bạch cầu hạt. 
    • Ức chế hệ thần kinh trung ương nặng, hôn mê, bệnh nặng ở gan hoặc tim. 
    • Bệnh nhược cơ. 
    • Bệnh nhân hôn mê do barbituric hay rượu.
    • Bệnh nhân có nguy cơ bí tiểu tiện do rối loạn niệu quản, tuyến tiền liệt.
    • Không được phối hợp với Levodopa.

    7. Thận trọng 

    Trong khi dùng clorpromazin nếu thấy sốt cao không rõ nguyên nhân, phải ngừng thuốc ngay vì có thể là hội chứng sốt cao ác tính hay gặp do dùng thuốc chống loạn thần. Cần chú ý đến tình trạng cơ thể mất nước. 

    Clorpromazin có thể gây kéo dài khoảng cách QT. Tác dụng này có nguy cơ gây xoắn đỉnh, nguy cơ này tăng lên khi có nhịp tim chậm, giảm kali – máu, QT kéo dài bẩm sinh hay mắc phải (do kết hợp với các thuốc khác dễ gây kéo dài QT). 

    Thận trọng khi dùng thuốc cho người bị ung thư vú hoặc bị u phụ thuộc prolactin khác vì có thể làm tăng nồng độ prolactin. 

    Thuốc có thể làm thay đổi điều hòa thân nhiệt hoặc che lấp độc tính của các thuốc khác do tác dụng làm mất nôn. 

    Clorpromazin không được dùng cho người cao tuổi bị loạn thần do sa sút trí tuệ vì có thể gây tăng nguy cơ tai biến mạch não. 

    Thận trọng khi dùng thuốc cho người cao tuổi vì dễ gây hạ huyết áp thế đứng, buồn ngủ, triệu chứng ngoại tháp, táo bón mạn tính, phì đại tuyến tiền liệt. 

    Thận trọng khi dùng thuốc cho người mắc các bệnh tim phổi vì thuốc có tác dụng của quinidin, làm tim đập nhanh, hạ huyết áp thế đứng. 

    Thận trọng khi dùng cho người bị bệnh gan, thận nặng vì nguy cơ tích lũy thuốc. 

    Phải theo dõi mắt, huyết học đều đặn khi dùng thuốc kéo dài. Tránh ngừng thuốc đột ngột và chú ý thuốc tiêm có chứa sulfit có thể gây phản ứng dị ứng mạnh. 

    8. Thời kỳ mang thai 

    Duy trì cân bằng trạng thái tâm trí cho người mẹ suốt trong thời kỳ mang thai là điều mong muốn. Khi đã dùng thuốc, cần phải duy trì liều tối thiểu có hiệu quả suốt trong thời kỳ mang thai. Clorpromazin có thể kéo dài chuyển dạ và phải ngừng thuốc cho tới khi cổ tử cung mở được 3 tới 4 cm. 

    Cần phải theo dõi trẻ sơ sinh vì khi mẹ dùng liều cao, trẻ có thể có các dấu hiệu của tác dụng atropin (tim đập nhanh, tăng kích thích, trướng bụng, chậm đại tiện phân xu), các dấu hiệu ngoại tháp (tăng trương lực cơ, run), ngủ li bì. Dùng thuốc chống loạn thần ở phụ nữ mang thai không khác ở người không mang thai. 

    9. Thời kỳ cho con bú 

    Thuốc qua được đường sữa mẹ, ngừng cho con bú khi dùng thuốc. 

    10. Liều lượng và cách dùng 

    Liều lượng thay đổi tùy theo từng người bệnh và thể bệnh. Đây là liều tham khảo, bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

    Bệnh loạn thần:

    Người lớn: Không nằm viện: nhẹ (lo âu nhiều, căng thẳng, kích động), liều khởi đầu thông thường: Uống 30 – 75 mg/ngày chia làm 2 – 4 lần. 

    Nếu bệnh nặng vừa: 25 mg/lần uống 3 lần mỗi ngày. Sau 1 đến 2 ngày, có thể tăng liều dần, mỗi tuần tăng 2 lần vào khoảng 20 – 50 mg cho tới khi kiểm soát được triệu chứng. 

    Trẻ em 5 – 10 tuổi: Dùng 1 mg/kg/ngày, chia làm 2 – 3 lần.

    Nhiều người bệnh thấy đỡ trong tuần đầu điều trị, nhưng đáp ứng tối ưu có khi phải cần đến vài tuần hoặc tháng. Khi đạt được liều tối ưu, phải duy trì liều này trong 2 tuần và sau đó giảm dần cho tới khi đạt được liều thấp nhất có hiệu quả. 

    11. Tương tác thuốc 

    Tránh phối hợp với nilotinib, tamoxifen, thioridazin, ziprasidon. 

    Levodopa có đối kháng tương tranh với Clorpromazin.

    Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác: Sử dụng chung với Clorpromazin làm tăng khả năng ức chế thần kinh và hô hấp.

    Thuốc giãn cơ xương, thuốc trị Parkinson, thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Dùng đồng thời với Clorpromazin làm tăng tác dụng đối kháng cholinergic.

    • Lithium: Làm tăng độc tính đối với thần kinh.
    • Barbiturat: Làm tăng chuyển hóa qua gan của thuốc Clorpromazin và giảm tác dụng điều trị.
    • Ancol (rượu) làm tăng tác dụng an thần của thuốc.
    • Clorpromazin ức chế tác dụng hạ đường huyết của Guanethidin và các thuốc có cùng họ.
    • Lithium phối hợp với Clorpromazin gây tình trạng lú lẫn và có thể làm tăng Lithium huyết.
    • Sultoprid phối hợp cùng Clorpromazin làm tăng nguy cơ loạn nhịp thất, chủ yếu gây xoắn đỉnh, do phối hợp tác dụng điện sinh lý.
    • Clorpromazin làm tăng tác dụng ngoài ý muốn của Atropin như khô miệng, táo bón…
    • Clorpromazin làm tăng tác dụng của các thuốc hạ huyết áp thế đứng khi phối hợp giữa chúng.

    Quá liều và xử trí Triệu chứng: Chủ yếu là ức chế hệ thần kinh trung ương đi đến hôn mê, hội chứng Parkinson rất nặng, hạ huyết áp, rối loạn hô hấp tim mạch. 

    Xử trí: Điều trị triệu chứng, không có thuốc đặc trị. Phải theo dõi hô hấp và tim mạch liên tục (có nguy cơ khoảng QT kéo dài) cho tới khi bệnh nhân hồi phục.

    Clopromazin là một thuốc kê đơn nên cần có sự chỉ định của bác sĩ. Bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng để sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả.

     

    Nguồn: dược thư quốc gia 2, thuocbietduoc

    Thẻ: bệnh mất ngủthuốc mất ngủthuốc trị mất ngủ
    Bài viết trước

    Zolpidem: thuốc an thần, gây ngủ có tác dụng nhanh chóng

    Bài viết tiếp theo

    Thuốc gây mê cực mạnh Ketaset là gì?

    Dược sĩ Đoàn Đặng Bích Ngân

    Dược sĩ Đoàn Đặng Bích Ngân

    Với những kinh nghiệm tư vấn và điều trị rối loạn giấc ngủ, Ngân hy vọng có thể chia sẻ đến quý bạn đọc những kiến thức tổng hợp hữu ích nhất!

      Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

      Bạn có thể để lại câu hỏi tư vấn cho đội ngũ bác sĩ, dược sĩ liên hệ trả lời. Xin cảm ơn và xin chào.

      Bài viết tiếp theo
      Thuốc gây mê cực mạnh Ketaset là gì?

      Thuốc gây mê cực mạnh Ketaset là gì?

      Thảo luận về bài viết này post

        Đặt Câu Hỏi Tư Vấn

        Hỏi đáp tư vấn về mất ngủ, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ...

        Bài Viết Xem Nhiều

        • Bs. Phạm Tiến Phương chia sẻ cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

          Bs. Phạm Tiến Phương chia sẻ cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

          659 chia sẻ
          Chia sẻ 264 Tweet 165
        • Bác sĩ Chuyên khoa II chia sẻ về Bệnh Mất Ngủ

          594 chia sẻ
          Chia sẻ 379 Tweet 90
        • Top 7 thuốc trị mất ngủ tốt nhất và an toàn 2020

          236 chia sẻ
          Chia sẻ 94 Tweet 59
        • 6 bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

          230 chia sẻ
          Chia sẻ 92 Tweet 58
        • 6 loại trà an thần dễ ngủ trong Y Học Cổ Truyền

          230 chia sẻ
          Chia sẻ 93 Tweet 57
        Viên uống Tâm An Khang với công thức Đông YViên uống Tâm An Khang với công thức Đông YViên uống Tâm An Khang với công thức Đông Y
        Bác Sĩ Mất Ngủ

        Trang tin tức tổng hợp các kiến thức liên quan tới mất ngủ. Xin lưu ý, các bài viết không thay thế lời khuyên, chẩn đoán hoặc phương pháp điều trị.

        DMCA.com Protection Status

        Bạn Đã Xem Chưa

        Tập yoga mỗi ngày giúp ngủ ngon

        6 bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

        06/03/2020
        6 loại trà an thần dễ ngủ

        6 loại trà an thần dễ ngủ trong Y Học Cổ Truyền

        02/03/2020

        Bạn có thể để lại câu hỏi tư vấn cho đội ngũ bác sĩ, dược sĩ liên hệ trả lời. Xin cảm ơn và xin chào.

        Đặt câu hỏi tư vấn Vui lòng Đóng biểu mẫu sau khi gửi. Cảm ơn!
        • Bảo mật
        • Giới thiệu
        • Liên hệ

        © 2020 Bản quyền các bài viết thuộc về trang Bacsimatngu.vn

        Không có kết quả phù hợp
        Xem tất cả
        • Trang Chủ
        • Bệnh mất ngủ
        • Cách trị mất ngủ
        • Thuốc mất ngủ
        • Góc chuyên gia

        © 2020 Bản quyền các bài viết thuộc về trang Bacsimatngu.vn